Saturday, November 8, 2014

La toan Vinh poèms - Phan ni Tấn Music

Lần ấy khi còn là HS trường vẽ, bọn chúng tôi gồm năm người về Phan Thiết thực tế sáng tác, nhưng tôi thì muốn lạ cảnh lạ người nên phóng thẳng ra biển Ninh Chử Phan Rang để vẽ tư liệu.
Đêm về tá túc tại trung tâm văn hóa Chàm nay thuộc đường Tô Hiệu Phan rang, có khi tôi vào Bàu Trúc và không ngần ngại đi sâu vào làng Hữu Đức 2 cái nôi của người Chàm còn lại, nhớ đêm đến nhà ông phó giám đốc trung tâm văn hóa Chàm, trước 1975 giám đốc là do một chief người Tây, ông Thiên sanh Cảnh làm phó trung tâm, bao nhiêu công trình nghiên cứu về VH Chàm đều viết ra tiếng Pháp và lưu trữ bên Pháp, ông TS Cảnh tiếp tôi rất chân tình, nhưng nhà chật nên tôi trãi chiếc chiếu và nằm ngủ trước hiên nhà” Gửi lại hiên nhà tháng năm còn đó, bàn tay xoay tròn hòn đất bạc màu…”
Mấy mươi năm sau có dịp về Bàu Trúc cảnh vật thay đổi nhiều, Bàu Trúc phát triển mạnh ở gốm truyền thống, nghề gốm ở Bàu Trúc -Phan Rang được đánh giá cao, địa chỉ này cũng là nơi 1 trong 3 địa điểm  gốm cổ nhất Đông Nam Á, tháp Chàm phủ một màu xanh khác hơn trước còn chơ vơ trơ trọi trong nắng và gió…
Khi trở về BD tôi cùng NS Phan Ni Tấn làm bài Qua Phan Rang Nghe Điệu Dân Ca CHÀM hầu tri ân những người bạn đã gắn bó với tôi trong thời bao cấp ở trường Mỹ Thuật SG, mà trong đó có Đàng Năng Thọ nay là giám đốc TT VH CHÀM…



http://youtu.be/L5ONHq7kkaM

Nhớ có lần về Hội-An đi sưu tầm thư pháp, đi một lúc sau chẵng biết ai xui khiến lại lạc vào ngôi nhà cổ ở trung tâm phố cổ Hội An…
Chủ nhân là người cùng họ với tôi, ông ăn mặc chỉnh tề ra tận cửa mời vào, rót trà hỏi chuyện một lúc, sau đó ông đốt một cây nhang cùng đến vén cái màn đỏ che bàn thờ họ, ông khấn điều gì đó và gọi tôi đến cạnh ông, ông chỉ trên bàn thờ có hàng trăm tấm ảnh thờ loại nhỏ, trên cùng là một người ăn mặc quan phục triều Minh, lúc ấy tôi mới biết rằng,à thì ra đây là người Minh Hương hay còn gọi với tên khác là Thiên Địa Hội trong những tổ chức phản Thanh Phục Minh đã đến đây tị nạn từ mấy trăm năm.
Ông chỉ tôi xem một bức hình ở dưới cùng trên tấm vách và nói”Đây là LA HỐI (1920-1945) anh tôi,tiếc thay vì bảo vệ Hội-An nên ông bị lính Nhật bắt và tử hình cùng với nhiều người khác trong khi tuổi còn rất trẻ!!!!,”Tuy nhiên một Bô lão ở Hội An lại nói" Nó theo VN quốc Dân Đãng nên bị VC giết rồi vu khống cho Nhật, làm cho lòng dân câm phẫn Nhật!!!!" bên cạnh là một thư tấm thư pháp thật tuyệt mà tôi rất thích , hầu như chưa ai viết đẹp như vậy, ông ấy giới thiệu thêm”Đây là bài thơ của ông nội chúng tôi’
Theo lời của HS Vân Đại Nam người Ban Mê thuộc kể lại rằng, bản nhạc "Xuân và tuổi Trẻ" của La Hối nguyên văn bằng chữ Trung Hoa, nhưng sau đó nhờ Quách Thoại & Hồ Zếnh chuyễn ngữ sang tiếng Việt... 

 http://youtu.be/mBHo9E-2lpM


 Một ngày từ bến xe miền đông ở Sài-Gòn, gửi tin nhắn cho Huỳng V Nam một nhiếp ảnh nỗi tiếng ở tận Nha Trang và cho biết tôi sẽ đến chiều nay…
Chiếc xe giường màu cam chạy suốt ngày và đến thành phố biển lúc 5 giờ chiều.
Trong khi đứng ở một ngã ba chờ đợi về khách sạn tôi liên tục gặp nhiều cô gái ăn mặc nóng bỏng, hở hang,  chạy xe đắt tiền tắp vào gợi chuyện, hỏi bằng tiếnh Anh vì chắc họ nghĩ rằng tôi là Đại Hàn hoặc hơn nửa là Đài Loan, tôi yên lặng đến khi có một em thật thật trẻ, thật đẹp đến hỏi chuyện, nhưng lạ thay cô này gợi chuyện bằng tiếng Việt, tôi lắc đầu và hỏi:” Sao em biết tôi cần???” cô ấy đáp lại”Cứ nhìn anh thì tôi biết ngay…”
Gái VN bây giờ nhiếu kinh nghiệm như vậy, nhìn là biết liền, nhưng tôi vì cả ngày xập xình trên xe nên thấm mệt, chứ không thì khó mà từ chối được với những cái tự nhiên , cái trời cho v.v
“ Im lặng như hoàng hôn /tôi đứng ở Ngã ba/khi trăm nghìn câu hỏi/chỉ võn vẹn chữ tình” thơ LTV

Đêm ở khu 64 Trần Phú hay còn gọi là khu Tây Ba-Lô, đêm ngũ muộn sau khi uống vài ly bia trong một quán được trang trí thật đẹp tại đấy.
Hôm sau tôi dậy thật sớm, ra ngắm Biển cùng làm một vài séquence cho Clip, Thích nhất cái gió cùng cái nắng dịu dàng của thành phố này, Nha Trang thoáng đẹp và thơ mộng, nơi đáng sống và không xô bồ như Sài-Gòn,
Ông nhiếp ảnh đến đón đi ăn sáng tại một quán chuyên về Mì Quãng, khách ra vào nườm nượp, người bán hàng liền tay, một buổi sang Nha Trang quá đầy đủ đối với tên giang hồ như tôi, chúng tôi đến cà-phê ở một khách sạn 5 sao, có cái vĩa hè cùng bao Waitress xinh như bao đóa hồng trên từng chiếc bàn nhỏ , có Nguyễn man Nhiên đến cùng tặng cho một tập thơ mới.
Rời NT sau đấy nhưng vẫn luyến lưu cùng với cái thông thoáng nhẹ nhàng như
”Còn có một Nha Trang/ Nắng, Gió và Hoa Hồng”


http://youtu.be/rYtiwej1zGo



“They blossom and fall
Their blossoming after falling too
Is but last night’s dream.”


-Từ khi 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ vào tay người Pháp, một hệ thống hành chánh, thương mãi tức thời triển khai để xây dựng thành những khu đô thị mới.
Song song với chợ Thủ Dầu Một(Bình Dương), chợ Búng cũng đã hình thành, tuy nhỏ nhưng nó có một chiều  dầy lịch sử đến hàng trăm năm.
Ngày xưa khi từ Sài-Gòn về Bình Dương, bao chuyến xe đò thường ghé ngang Lái Thiêu, những người bán hàng rong như : mía ghim, cam, mận v.v họ toã ra để rao bán vội vàng trước khi xe chuyễn bánh, trong số những người đó tôi nhớ mãi một ông mù bán Nem, một đặc sản của miền Lái Thiêu…ngày đó bây giờ không còn  tất cả đã thay đổi.

”qua chợ Búng nhớ thời theo chân mẹ
Lái Thiêu đây xinh xắn những chiếc nem…”

-Gia đình bên ngoại gồm 11 người con, tất cả đã chiếm cứ vùng Bình Nhâm cạnh một con sông, thuộc  nhánh sông Bến Nghé SG chãy ngược về Dầu Tiếng, hàng năm tôi theo Mẹ về đám giổ ở Bình Nhâm có khu vườn trái cây nằm giửa chợ Búng và Lái Thiêu trên con đường xe lửa có thể đi đến Bến Cát, Lộc Ninh,Campuchia, phía bên kia khu vườn là một con sông thuộc Nhị Bình,Hóc Môn - Bà Điểm v.v

Bình Nhâm ơi xanh thẵm những lá trầu
cho duyên thắm se tơ mùa trái ngọt…

-Về điạ danh Bình Nhâm nhà văn Lý Lan đã trình bày khá rõ ràng nên tôi chỉ tóm tắt.
Từ chợ Búng về BD có thể đi bằng xe ngựa, một trong những phương tiện xưa mà đẹp và từ khu chợ cá bên bờ sông Bình Dương có thể đi qua Củ Chi bằng những chiếc đò ngang hoặc hơn thế nửa bằng chiếc phà nhỏ.

con đò xưa có ngang qua chợ Thủ
đưa tôi về bao giọng nói dịu êm
tan chợ rồi cọc cạch tiếng xe qua
Ôi thương quá một chiều qua xứ Thủ

-Trong ký ức của tôi thời thơ dại hầu như lắng đọng bao hình ảnh khó quên, dù xa quê rất lâu, tính ra thời gian ở hải ngoại  còn nhiều hơn tuổi đời tôi khi ở trong nước, nhất là lúc học trường Mỹ Thuật BD, ngôi trường day vẽ đầu tiên của nước Việt Nam do viên tỉnh trưởng người Pháp dựng nên vào năm 1901, bọn tôi hay đến khu chùa cổ Hội Khánh để vẽ, nghiên cứu những hoa văn cổ, mái chùa này đã được xây dựng vào thời hậu Lê, đời Cảnh Hưng thứ 7 vào năm 1741 thuộc dòng thiền LâmTế, ngôi chùa này được xếp vào di tích quốc gia nay vẫn nguyên vẹn cho dù bao vật đổi sao dời…

Under its peaceful leaves, here is the tender Hoi Khanh;
In the evening breeze, resounded a temple’s bells
Poems La toàn Vinh

”bên Hội Khánh ngân nga dòng Bát Nhã” (Prajna Paramita)
-Rồi mùa xuân về cũng không quên câu kệ của ngài Mãn Giác” Đêm qua sân trước một cành mai” 




 http://youtu.be/DJrkP1Wl9Bg




 Sau khi từ bỏ cái Job giáo viên ở Bình Dương, nhờ biết chút tiếng Pháp, bố tôi xin được một chân trong đồn điền cao su Michelin ở huyện Dầu Tiếng và hầu như tất cả các đồn điền ở miền Đông đất Đỏ đều do người Pháp cai quản, họ xem như một người chủ còn dân Việt nam đều là làm thuê cho dù bố tôi ở địa vị đốc công(forman), mẹ tôi kể lại rằng những người phu cạo mủ cao su đa số đều tuyển từ những vùng Móng Cái –Hòn Gai thuộc miền Bắc.
Sau đó không lâu vì có va chạm với tên chủ người Tây, ông bố tôi được thuyên chuyễn về một địa điễm khác thuộc Đôn Luân tức huyện Đồng Xoài ngày nay, nơi này chỉ võn vẹn có 2 ngôi làng gồm làng 2 & 3, lúc này cũng là lúc tôi chào đời .
Lớn trên trên những khu rừng rậm rất buồn cho dù nhà tôi ở một điạ vị lảnh đạo Superviser…
Rồi năm tháng đi qua, chiến tranh lớn dần bộc phát vào năm 1965, tôi cùng  trong vòng tay mẹ nằm dưới hầm trú ẩn đã 2 ngày, bên trên đạn bom liên khúc…
Đến ngày thứ 3 lúc nữa khuya , đoàn người khoãng 300 dần làng hè nhau trên tay đuốc sáng kéo thành đoàn dài băng rừng cao su đi ra huyện Đồng Xoài, ban đêm máy bay rà sát trên ngọn cao su làm tôi cũng khiếp cho dù lúc ấy hẵn còn nhỏ chưa biết gì nhiều về thãm họa chiến tranh..

“Lòng ngập ngừng như trong tay Mẹ
bế bồng qua khói lửa chiến tranh…”

Từ làng Cao Su đi bộ đến huyện độ mươi cây số, vì cuộc chiến đã xãy ra từ 2 ngày nên trên cổng vào Đồng Xoài đã sặc mùi xác chết, từ đó gia đình tôi bương chảy ở Bình Dương quê ngoại.
Những người dân phu cao su dưới sự hướng dẫn của Bố tôi xưa kia ở Dầu Tiếng đa số đã vào rừng, có những đồng sự sau này đã đứng ở một trí cao đến tư lệnh chiến trường Campuchia…đường đời muôn vạn nẻo mổi một người đều có sự chọn lựa khác nhau.

“Chiếc lá nhỏ trong bàn tay tôi
làm sao nói hết một cánh rừng…”

Đó là những ý vay mượn bao lời của đức Phật, ý nói cái Thức giới hạn trong kinh nghiệm của một con người không  thể nào thấu hiểu hết cùng bao đều mênh mông như sơn hà đại địa.
Thời gian sau 10 năm chiến tranh đã hết, gia đình tôi không hề trở lại chốn xưa, nơi ấy lúc đó lại trở thành vùnh kinh tế mới cho bao người dân đô thị được đưa về khẩn hoang trồng trọt…

 “Những tháng ngày còn trong ký ức
của một thời xa thật là xa”

Năm 2002 tôi trở về ngôi làng củ nhưng bây giờ đã thành rừng cao su, ngôi nhà thời thơ ấu của tôi chỉ còn là những đống gạch vụn!!!

“Đã bao lần tôi như tự hỏi
có một quê hương một Đồng Xoài????”



http://youtu.be/7aFneg56zPI



Tôi đến Đà Nẵng đúng vào ngày Valentine, được HLNTấn một dân thổ địa chở đi vòng quanh cho biết khuôn mặt thành phố.

“Đà nẵng xa rồi Đà Nẳng ơi
nhớ mải cùng tôi bao lần hẹn ước
bao nhiêu kỷ niệm một trời yêu đương
tình yêu của tôi một thời ĐN”

Đà Nẵng phát triển khá cao so với các tỉnh ở miền trung nhưng là một “ thị trấn giửa đàng” nên khó thu hút du lịch quốc tế, vì mỗi khi du khách hoặc các nhà đầu tư xuống Việt Nam họ thường đổ xuống hai đầu Hà Nội & Sài Gòn, tuy nhiên cách tổ chức ở Đà Nẵng rất gọn gàng sạch sẽ, phát triển trong vòng trật tự không xô bồ mất an ninh như SG…
Lúc đi ngang qua một ngôi trường trong TP  chợt thấy có vài em bán hoa, nhìn vào cái thúng chỉ độ 10 bó hoa nhưng có đến 3 em bán, tôi chợt nghĩ, đây có thể là các học sinh làm thêm để cãi thiện cuộc sống…
Tôi xuống xe mua một bó, tuy nhiên khi đem về khách sạn rồi cũng để trên bàn, chẵng biết để tặng ai, định lòng sẽ mang ra tặng lại các em đã bán…nhưng may thay, cái đêm hôm ấy tôi vẫn có một bóng hồng rất Đà Nẽng để tặng, vì vậy nên cũng yêu đời vì đời còn yêu ta.

“Đà nẵng xa rồi Đà Nẵng ơi
phố vẫn là em biết bao hình bóng”

TP Đà nẵng giàu nên thường làm những công trình lớn, tuy nhiên dân nghèo lam lũ thì lại không thiếu, một số khác lại đành lòng đổ về các tỉnh ở phía nam với hy vọng đổi đời, đêm về vẫn các Bar rất tình, quán xá ăn uống, quán Cà Phê  nội thất sang trọng mọc lên khắp các con phố, nhưng tôi tự hỏi ai sẽ là người tiêu thụ???

Những quán ăn bình dân nhan nhản đăng bày  thương hiệu và kỳ diệu thay khởi đầu bằng chữ “Bà …”, đây cũng là dấu tích của một nền văn hóa Chăm xưa???

Đà Nẵng có một bờ biển đẹp thơ mộng, chùa Linh Ứng an trú trên một cảnh quan rất nhẹ nhàng như bao áng mây trong huyền thoại, đứng ở bải biển Mỹ Khê mọi người sẽ thấy pho tượng Quán Thế Âm  dịu dàng trong vẽ đẹp từ bi buông xả…

Đêm âm thầm đi trên phố Biển chợt nghe tiếng sóng như bao lời tình tự cùng cái lặng yên của đêm huyền diệu.

Đêm đến cùng ngày đi
trên những con phố nhỏ
Phố biển đêm thầm lặng
sóng vỗ về tim anh..”

Đà Nẵng là như vậy, cái sang trọng hào hoa đi bên cạnh cái ẩn mình an phận nó hiển hiện như bao bao đợt sóng đập mạnh vào các ghềnh  đá cheo leo…

Đà nẵng thắm đượm một cái tình rất cởi mở cho dù lạ hay quen , bởi thế khi rời ra ĐN đã để lại cho tôi bao ấn tượng khó quên…

“cơn mưa dù buồn gợi tôi xa em
vẫn mãi là tôi trong đó có em “

Vẫn mãi là một chút tình cho Đà Nẵng…

Tình yêu của tôi một thời Đà Nẵng
Thơ La Toàn Vinh
Nhạc Phan ni Tấn
Ca Sỹ Trần Lê Quang.


http://youtu.be/XIFDa4lmlBc


 Welcome back

Trở lại thành phố New York làm bạn bè hoan hỹ, ai ai cung nghi rằng tôi một đi không trở lại.
 Thế nhung, thành phố này tạo cho tôi rất nhiều kỷ niệm nhất là trong những năm vui choi cùng màu với cọ, những thu từ trao đổi cùng các vị  tiền bối, cùng cái mất mác lớn lao nhất khi Ray Johnson đa ra đi, một họa sỹ cùng là thành viên sáng lập nên truờng phái American Pop Art , chính nhân tố này đa tạo nên những đinh đám trong các năm đầu của thập niên 1960…
Ông Ray Johnson đa làm bao nguời sững sốt khi ông lao xuống sông ở Long Island tự vận!!!
Để rồi khi tiếp xúc với vị giám tuyễn (curator) cùng nhà phê bình nghệ thuật đuợng đại đỉnh đạt ở New York, tiến sỹ W.S Wilson đa nói ” Hắn đa chuẩn bị từ rất lâu…”
Ý niệm về Pop art của Ray Johnson đa bộc phát từ những năm 1954-55 theo bút ký trên tác phẩm “Elvis nuớc mắt đỏ” triển lãm hồi thị ở Whitney Museum năm 2000, trong khi đó HS Hamilton ở Anh đa để POP trên ART trong sáng tạo của mình bắt đầu từ 1956 và Andy Warhol lại muộn màng hon cã, dù vậy Ray và Andy cã hai đều cùng học chung duới một mái truờng.
Trở lại NYC trong một mùa xuân, khi bao canh đao đang hé nụ ở Chelsea một điạ chỉ Văn Hóa nghệ thuật tạo hình bật nhất ở New York, cãm động hon khi ông Bill Wilson * đa từ tốn gửi một E-Mail về Montréal rủ ren tôi trở lại noi đây, noi ông đa sống và dạy văn chuong trong hon 40 năm qua cho đến khi huu từ hon muời qua…





New York Ngày trở lại



New York giờ đây tôi trở lại
đuờng bốn muoi hai ngo ngác cõi đời
đem ngày mở mắt nhìn thành phố
trên lộ B’way mù mịt ánh đen…

New York đem, ngày ở Sài-gòn
vừa đi vừa nghi ngợi mông lung
chẵng lãng mạn,chẵng ung gàn dở
vác vội Ba-Lô làm lãng tử choi…

New York bây giờ tôi trở lại
từ SoHo lội đến Chelsea
xuôi nguợc cã ngày từng góc phố
bỗng nhớ một nguời hát nhạc Jazz…

New York hôm nay lễ Phục sinh
có nguời nghệ sỹ miệt mài hát
bao ca khúc vang lên trên  phố
nhu sống lại một thời vàng son…

Billie Holliday , nhớ gặpở Chelsea
đem nay vẽ lên ngày sinh nhật
bao ánh nến lập lòe các vì sao
danh vọng đó không bao giờ tắt

New york  một ngày cá tháng tu
đứng ngậm ngùi bên cạnh phố wall
nhìn con bò vàng vẫn còn ngạo nghễ
nhung sao nay tẻ lạnh vô cùng..

New York hôm nay tôi trở lại
gặp bạn bè dong ruỗi với tháng năm
đuờng số hai muoi lăm nhiều thân thiện
nhu đuờng cọ bay dang dỡ một kiếp nguời

New York giờ đây tôi trở lại
đuờng số muời vẫn lãng mạn nhu xua
vẫn  huý hoái trên từng khung bố
vẽ lại chân dung bóng thời gian…


La Toan Vinh
N.Y.C Avril 2012



* W .S WISON  tốt nghiệp tiến sỹ văn chuong ở Yale University trong những năm 1956, đa dạy văn chuong ở Queen College, nhà phê bình nghệ thuật đuong đại New York có rất nhiều bài viết trên tạp chí nguyệt san ở Mỹ,cùng là Curator cho the New York Correspondance School một gía trị do Ray Johnson sang lập từ 1962…


http://youtu.be/2d6pAejEYmI


 Xuống Sài-Gòn trong môt ngày mưa nặng hạt, ngụ trong một khácg sạn ở Tân Bình, có những đêm rãnh rỗi, tôi thường tìm đến những hộp đêm nghe nhạc, lần ấy trong một chương trình Hát Với Nhau, tôi gặp một ca sỹ trẻ, nàng cũng làm người ĐK chương trình, nàng hát được so với nhiều nhân vật khác, nàng hỏi tôi
 “Anh có yêu cầu bài gì không???”

Tôi định nhờ một bài TCS, nhưng sau đó vì bản quyền nên nàng hát bài của Vũ Hữu Định, đặc biệt hơn vì trong đó hôm nay có tôi một “Người khách lạ”, từ người khách lạ đi lên đi xuống , sau đó về tôi làm bài thơ kỷ niệm lần quen nhau, có hẹn với nàng nhưng trễ hẹn vì bao cơn mưa phũ phàng bay qua thành phố, khiến cho chúng ta không hề gặp lại nhau dù trong tâm tưởng…

“Gừi về em cơn mưa SG
Cơn mưa chiều lao xao điểm hẹn,,,
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,

SàiGòn rót vào tôi chung rượu
như bao lần hẹn đã đi qua….

7 năm sau đó NS Phan ni Tấn phổ thành ca khúc theo âm điệu Jazz, nghĩ Lina Nguyễn hát được, dù cho một lần hẹn đã qua đi, thời gian sẽ không bao giờ trở lại nữa….


http://youtu.be/4VWq8jc_QUw



Nói đến xứ Thủ Dầu Một ngày xưa, nguời ta không hề quên con đuờng xe lửa nối liền từ Sài Gòn đến Nam Vang…
-Đây là con đuờng thông thương Việt Nam - Đông Duong , trong đó Bình Duong,Bến Cát, Lộc Ninh đa làm nên những trạm dừng của các chuyến xuyên Đông Dương , con đuờng xe lửa đó đã trở thành  địa điểm kinh tế để cho các nghệ nhân ở Bình Duong xuất thân từ truờng mỹ nghệ rao bán các mặt hàng sơn mài khổ nhỏ một sản phẩm tiểu công nghệ cho bao viễn khách, con đuờng ấy ngày nay không còn, vì nguời Pháp rút về nuớc của họ, các thuộc địa ở Việt-Lào-Cam Bốt đa độc lập, vì chiến tranh khiến cho luu thông không đuợc an toàn …

“mẹ đi chợ nhớ ở lâu
khi về mẹ nhớ mua xâu trái gùi
con chờ xe lửa tuýt còi
ra  ga đón mẹ lấy gùi ăn choi…”

(Ga Bến Cát qua câu ca vọng cổ xưa “Xâu Gùi Bến Cát của SG Quy Sắc)


- Trạm dừng ở Bình Dương xưa đặt truớc truờng trung học Bồ Đề nối dài với chùa Linh Không Đàn, truớc 1975 có một thời làm quán cơm xã hội sau đó thở thành cửa hàng ăn uống thuộc quốc doanh, nay trở thành công viên cùng làm cái lá phổi của thành phố…
-Ngày xưa họ hàng bên nội tôi ở tại chợ Chánh Luu-Nhà Đỏ không xa lạ lắm đối với các địa danh như Lai-Khê khu cai quản đồn điền của Pháp về sau thuộc căn cứ Mỹ, chợ Lai Khê truớc kia ở phía sau căn cứ Mỹ, sau này lập ở bên đuờng lộ phía truớc căn cứ cu, cùng Bến Cát cung không xa lắm.
-Có một điều thú vị là khi lang thang trên mạng, tôi bắt gặp một cựu binh Mỹ ông đã từng phục vụ ở căn cứ Lai Khê trong những năm 1967-68…Một nguời Mỹ thi hành  lệnh động viên đến VN ở hạng tuổi 18 đuợc bổ xung vào chiến khu D, với cái tuổi còn trẻ măng nhung sốc vác trên vai cùng với công việc tải thương trên tuyến lửa khẩn cấp, ông từng bộc bạch” Trong trận Xóm Bố(ở phía sau Nhà Đỏ)cách Bến Cát khoãng 15 Km, chỉ giao chiến có một giờ mà phãi tải ra gần 30 xác lính, cũng chính vì thế mà ông có đuợc bao bức ảnh thời sự nóng bỏng mà các phóng viên khác không hề có…câu chuyện này khiến cho một cựu binh khác trong không quân ở căn cứ Long Bình phãi nói”Tôi cũng sang VN phục vụ nhu ông ấy, nhung không gặp phãi những tình huống khó khăn như vậy…”
Sau thời gian phục vụ ở VN, quay về Mỹ vị này xin vào học Y Khoa, sau ra bác sỹ giám đốc bệnh viện giải phẩu thuộc truờng huấn luyện quân đội Mỹ ở Cali., từ 1975 đến nay, ông như đã có lần trở về việt-nam nơi nguời từng đến trong chiến tranh và cãm nhận đuợc cái bình yên hiện tại…nguời cựu binh đã hưu hơn 10 năm qua với cấp bật trung tá quân y…
-Xung quanh những noi này là đồn điền, rẫy ruộng, ngày nay Bến Cát trở thành khu đô thị mới với các căn hộ chung cư cao cấp như Mỹ Phuớc 1&2, bên cạnh đó là các khu công nghìệp đuợc dựng lên bởi các nuớc Singapore cùng Đai Loan và Đại Hàn v.v
-Ngày trở về Bến Cát thấy nhà cửa mọc lên nhu nấm , những dàn hoa Tím và Trắng của cây Bằng Lăng nở ra đẹp mắt làm tôi nhớ đến bao hàng cây Bằng Lăng  nay trở thành cổ thụ đuợc trồng ở Paris nhất là chung quanh khu vực tháp Effel…
-Ngôi truờng Mỹ Nghệ Bình Dương nay đa gần 114 năm, đuợc xây dựng lên ở một noi đẹp nhất Bình Duong, bên cạnh là ty Điền Địa cũ với lối kiến trúc kiểu Pháp, xa hơn nữa là truờng Thiếu Sinh Quân của Pháp sau này là Truờng Công Binh, bên cạnh đó là Miễu Tử Trận , trong những năm 1996 vẫn còn đó, nhung đến năm 2000 thì phá vỡ!!!
- Ngày xưa, nguời Pháp lập nên truờng vẽ đầu tiên tại VN ở Thủ Dầu Một với giáo trình sư phạm theo phương pháp Tây Âu,  cùng mục tiêu đao tạo với các ban ngành như: Sơn Mài, Điêu khắc chạm trên  gổ, cùng Trang trí thiết kế Bàn Ghế  nội thất , khác với truờng Mỹ Thuật Biên Hòa dựng lên năm 1906 với mục đích đào tạo các thợ chuyên nghành như Đồ Gốm, Đồ-Đồng và truờng Vẽ Gia Định năm 1913 với các ban Trang Trí cùng Ấn Loát Đồ Họa(Gravure)…
-Ở Bình Duong đồ Sơn Mài cùng Điêu khắc chạm gỗ làm thế mạnh vẫn duy trì và phát triển đến ngày nay…

http://youtu.be/Opqxopq8u8k










No comments:

Post a Comment